Nghĩ lại về Pauxtovski - "Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa"

 
Thế hệ chúng tôi và những thế hệ sau Bằng Việt không phải đi qua chiến tranh, không phải học trong những "trường sơ tán". Cũng không có kỷ niệm với những "đồi trung du phơ phất bóng thông già ...". Nhưng những ǵ Bằng Việt viết về Pauxtovxki - "một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa" - tươi đẹp như ước mơ của tuổi trẻ về t́nh yêu và hạnh phúc, như niềm tin vào CHÂN-THIỆN-MỸ th́ thiết nghĩ không một ai yêu văn Pauxtovxki mà lại không đồng cảm.

Tôi c̣n nhớ tập truyện ngắn song ngữ đầu tiên mà tôi đọc khi c̣n theo học tiếng Nga - t́nh cờ lại là tập truyện "Lẵng quả thông". Truớc đó tôi chưa từng đọc văn Pauxtovxki. Giọng văn trong trẻo, phong cách lăng mạn, trữ t́nh, và đặc biệt là tính nhân văn trong những truyện ngắn của ông khi ấy thu hút tôi mănh liệt. Tôi chép tất cả những đoạn văn hay bằng tiếng Nga vào một quyển sổ và ... học thuộc ḷng . Tôi cũng chọn Pauxtovxki cho bài tập dịch đầu tiên của ḿnh. Bài tập ấy, tôi bị thầy giáo chê, gạch bút đỏ choe choét. Nhưng như một niềm đam mê, tôi vẫn tiếp tục dịch Pauxtovxki cho chính ḿnh.

"Em c̣n nhớ mùa thu năm 1911 không? Trời âm u, biển mù mịt. Có một người con gái đi lướt qua tôi trong công viên. Người con gái đó chính là em. Tôi biết rằng ḿnh có thể yêu em đến tan nát tâm hồn ..."

"Từ ngày ấy tôi yêu Krưm và con đường nhỏ ... nơi tôi đă gặp em trong phút giây và mất em vĩnh viễn ... " (Tuyết)

Dù là "Tuyết", "B́nh minh mưa", hay "Âm nhạc Verdi", không gian trong văn Pauxtovxki thường lăng đăng sương khói, nhuốm vẻ u hoài. Nhưng trong cái lăng đăng u ḥai đó bao giờ cũng cháy lên một ngọn lửa ấm áp của t́nh người. Tôi c̣n nhớ đă đọc như mê đi cái không gian tuyết trắng phủ kín con đường dẫn lên đồi nơi có ngôi nhà của Tachiana ("Tuyết"), có cánh cổng gỗ kẽo kẹt và chiếc chuông gió không bao giờ kêu. Căn pḥng trống trải có chiếc dương cầm đóng bụi. Và bản nhạc dang dở bên chồng thư chưa ai bóc. Bỗng có một ngày, bản nhạc ấy lại vang lên êm dịu, chiếc chuông gió lanh canh thật vui tai, cánh cổng không c̣n kẽo kẹt mỗi khi khép mở. Và con đường đă dọn sạch tuyết, sẵn sàng đón một người trở về ... Tôi đă khóc khi đọc đọan văn ấy, khóc cho hạnh phúc muộn màng của Tachiana, khóc v́ tấm ḷng nhân hậu của Pauxtovxki ... Tôi cũng nhớ cái không gian mù mịt sương của "B́nh minh mưa", tiếng c̣i tàu trên bến cảng, con đường gập ghềnh trong đêm hun hút ... Nhưng rồi tất cả bỗng như tan biến trong căn pḥng nhỏ có "người đàn bà không quen":

Cái không thể đă thành có thể
Con đường dài hóa dễ với ta
Nhọc nhằn chi mấy cũng qua
Cuối đường t́m kiếm khi ta thấy nàng

Không gian trong "Âm nhạc Verdi" - cái không gian của biển mùa đông, mưa phùn và ẩm ướt - th́ thật sự đă vỡ ̣a khi người giới thiệu đọc lời đề tặng của người nhạc sĩ nhân hậu dành cho cô gái trẻ - món quà mà ông đă hứa sẽ dành tặng cô nhân ngày cô tṛn 18 tuổi, rất nhiều năm về trước. Bản nhạc rung lên, nó không c̣n là âm nhạc nữa. Nó là tiếng gọi của chân-thiện-mỹ. Nó đưa ta đến nơi "không có đau khổ nào có thể làm nhạt nḥa t́nh yêu, nơi mặt trời rực rỡ như những ṿng thiên triều trên đầu các nàng tiên". Đó cũng chính là thông điệp mà Pauxtovxki muốn gửi gắm tới người đọc:

"Dù người ta có nói với cháu thế nào đi chăng nữa th́ cháu cũng hăy cứ tin rằng cuộc đời tươi đẹp lắm" (Lẵng quả thông)

Thông điệp mang đậm tính nhân văn của Pauxtovxki, dù đó là những lời tiên đóan về hạnh phúc của anh chàng kể chuyện cổ tích Andexen trong "Chuyến xe đêm", hay món quà của người nhạc sĩ già trong "Âm nhạc Verdi", hay những món quà của nàng tiên trong "Lẵng quả thông" đều làm rung động trái tim người đọc. Thế giới văn chương của Pauxtovxki thần tiên như cổ tích, trong trẻo như tuổi thơ, tràn ngập thứ ánh sáng rực rỡ của hạnh phúc như tuổi trẻ. Có lẽ v́ vậy mà nó đă dựng nên "một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa" trong ḷng mỗi người yêu văn chương.

Pauxtopxki là dĩ văng trong em
Thành dĩ văng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lại
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu
Anh hiểu rằng không phải...
Như tuổi thơ, vừa đó đă xa vời!

Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đă lớn. Và Pauxtopxki đă chết!
..........

Tôi vẫn nghĩ đến Pauxtovxki như một điều tiếc nuối. Tiếc nuối cái thế giới trong trẻo "Xa xôi sao... Thời thơ ấu sau lưng!". Những cảm nhận về hạnh phúc, những niềm tin vào con người, những ước mơ lung linh như ánh nến ...

Cái thế giới chẳng dễ ǵ c̣n thấy lại được nữa, khi mà:

"Ta đă lớn. Và Pauxtovxki đă chết"

Nhưng có lẽ, dù không c̣n dễ tin vào những điều kỳ diệu, vẫn đọng lại trong chúng ta một cái ǵ đó, phải không ... để chúng ta trở nên người hơn, và cũng biết trân trọng hơn:

"Hạnh phúc cực hơn mọi điều đă tả
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn"

Auckland 1 March 2004

============

Lại ... văn học và thi ca Nga

Tôi là một kẻ lười đọc và cực đoan trong việc đọc. Dường như từ bé đến lớn tôi chỉ đọc duy nhất một thứ - các tác phẩm kinh điển. Và tôi khước từ những thứ mới mẻ, hiện đại, cập nhật khác. Âu cũng là bản tính của tôi, một kẻ sống nặng về quá khứ, ôm trong ḷng nhiều hoài niệm, đến mức gần như chối từ hiện tại. Với tôi, nếu t́nh yêu đến một lần th́ nó sẽ ở lại măi măi, bất chấp quy luật khắc nghiệt của thời gian ...

Và điều ấy đă xảy ra khi tôi "ngă vào mối t́nh đầu" với văn học và thi ca Nga, từ khi c̣n là 1 cô gái nhỏ.

Những đêm mùa hè tôi tắt điện ngồi ngắm sao trời, tưởng tượng ra đêm thảo nguyên mênh mông của Aitmatov - có tiếng sấm ́ ầm từ xa, và những tia chớp xanh lặng lẽ trườn xuống phía chân trời. Có tiếng hát cháy bỏng của Danhyar, vang xa khắp cánh đồng, và cả tiếng thở dài rất khẽ của Giamilia nữa. T́nh yêu lớn lao mà đau khổ của họ khiến tôi không thể nào ngủ được ...

Có phải là đa đoan quá không? Không biết nữa. Nhưng bạn tin được không, rất nhiều năm sau khi đọc lại những trang sách của Aitmatov, tôi vẫn có một cảm giác đau thắt như thế. Tôi vẫn muốn khóc khi đọc đọan kết của "Cây phong non trùm khăn đỏ". Vẫn bần thần khi nghĩ về mối t́nh câm lặng của "Người thầy đầu tiên". T́nh yêu có thể đớn đau và day dứt đến thế sao?

Có thể nói tôi đă lớn lên cùng với những trang sách ấy. Những cảm xúc và cảm nhận đầu tiên của tôi về cái đẹp cũng bắt đầu từ những trang sách ấy. Bây giờ, nếu đề nghị tôi nói về văn chương Nga, tôi sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu và phải nói những ǵ. Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất của tôi về văn chương Nga, có lẽ như ai đó đă từng nói, đó là nó "dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi", trong trẻo quá, và thuần khiết quá.

Nhưng nếu chỉ nói vậy về văn chương Nga, tôi e rằng chưa đủ. Và chắc cũng sẽ không bao giờ đủ để nói về nó cả.

Tôi yêu sự thuần khiết và đôn hậu của Pauxtovxki, tôi trăn trở cùng những "nỗi đau dịu ngọt" của Aitmatov. Và tôi cũng yêu vô cùng nỗi cô độc và sự bế tắc của Levmontov, của Exenhin. Những tâm hồn luôn khát khao bứt phá, vượt lên khỏi sự hạn hẹp và ngột ngạt của hoàn cảnh. Những cánh buồm đơn độc, khát khao băo tố, "dường như trong giông băo có yên b́nh"!

Văn chương như một thứ duyên nghiệp. Trong trường hợp của tôi, có lẽ tôi đă mắc vào duyên nghiệp với nước Nga. Một lần đến, nhưng t́nh yêu đó đă ở lại cùng tôi măi măi ...

Auckland 8 March 2004