Triết lư nhà Phật
trong Hồng Lâu Mộng
-- Yêu mến tặng Lâm Đại Ngọc, người con
gái đẹp nhất từng làm tôi nhỏ những giọt
nước mắt đồng cảm và xót thương vô
hạn. ---
Tôi cho rằng Tào Tuyết Cẩn chịu ảnh hưởng
khá sâu sắc của triết lư nhà Phật khi ông viết cuốn
tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, cuốn tiểu thuyết
đă đưa ông lên một vị trí trang trọng trên
văn đàn Trung Quốc.
Có thể bạn sẽ phản đối điều tôi vừa
nói, cho rằng bất cứ người Trung Quốc nào cũng
chịu ảnh hưởng của Khổng giáo hơn bất
kỳ một thứ triết học nào khác và Tào Tuyết
Cẩn cũng không phải là ngoại lệ. Bạn có thể
dẫn chứng rằng trong toàn bộ tác phẩm, Tào Tuyết
Cẩn luôn nhấn mạnh vai tṛ của người quân tử
trong xă hội: cái vai tṛ mà Nho Giáo đă khoác vào họ một
cách nặng nề và khiên cưỡng: tu thân, tề gia, trị
quốc, b́nh thiên hạ. Th́ đấy thôi, Tào Tuyết Cẩn
chẳng dựng lên những h́nh mẫu lư tưởng của
người quân tử trong con mắt xă hội đương
thời, hay nói đúng hơn là trong con mắt giai cấp cầm
quyền, c̣n ǵ: những Giả Châu (người anh đă mất
của Giả Bảo Ngọc), Giả Chính (cha Bảo Ngọc),
Chân Bảo Ngọc (một người họ hàng có h́nh
dáng giống hệt Giả Bảo Ngọc), và sau này là Giả
Lan (con trai Giả Châu) được người đời
hết lời ngợi ca. Th́ đấy thôi, Tào Tuyết Cẩn
chẳng nhấn mạnh vai tṛ của người phu nữ
trong xă hội phong kiến đấy c̣n ǵ. Chúng ta đă biết
đến tâm sự của Tiết Bảo Thoa - một
h́nh mẫu phụ nữ lư tưởng theo lễ giáo phong
kiến: đám con gái chúng ta chỉ cần biết chữ
để tính toán chi tiêu trong nhà, đâu cần phải học
nhiều làm ǵ. Càng không nên biết đến những chuyện
văn chương, thi phú. Chúng ta đă thấy h́nh ảnh
một Lư Ḥan suốt đời thủ tiết với người
chồng quá cố như một h́nh mẫu cho người
góa phụ trong xă hội. Ở tuổi đời chưa
tṛn 30, Lư Hoàn phải chấp nhận cuộc đời ẩn
dật, lấy việc thay chồng chăm sóc cha mẹ già
và nuôi dậy đứa con trai nhỏ làm niềm vui duy nhất
-đức hạnh thay những cũng bất hạnh thay
người góa phụ trẻ đáng thương. Nhưng
bạn có đồng ư với tôi không, rằng trong Hồng
Lâu Mộng, cuối cùng th́ chính những lễ giáo và cái gọi
là trật tự của xă hội phong kiến ấy cũng
không cứu văn nổi cho sự bế tắc và sụp
đổ của nó? Cái kết Giả Bảo Ngọc bỏ
nhà đi tu đă nói lên sự bế tắc của tư tưởng
lễ giáo phong kiến. Và dường như, từ trên cục
diện đó, chúng ta thấy lấp lánh ánh sáng của tư
tưởng Phật giáo - sợi chỉ đỏ xuyên suốt
tác phẩm, trường phái triết học mà tôi cho rằng
Tào Tuyết Cẩn đă chịu ảnh hưởng sâu sắc
hơn cả.
Trở đi trở lại trong tác phẩm là những triết
lư có tính hạt nhân trong Phật giáo như "tính
không", "thuyết duyên khởi", bản chất
"vô thường", "vô ngă" của thế giới
và vạn vật. Bạn đừng lo lắng về những
từ ngữ có vẻ như "đao to búa lớn"
mà tôi nhắc đến ở đây. Tôi sẽ cố gắng
diễn giải chúng một cách nôm na nhất theo cách hiểu
của một người mới bước vào con đường
học đạo . Nghĩa là có thể sẽ không tránh khỏi
sơ xuất, sẽ sơ sài và nông cạn. Nhưng thiết
nghĩ với lư do chính là học hỏi lẫn nhau và thảo
luận, bạn đọc có hiểu biết sâu sắc về
Phật giáo sẽ đọc tôi với con mắt thông cảm
hơn . Tư tưởng chủ yếu của Đạo
Phật là thế giới này là không, bởi vạn vật
đều thay đổi, biến hóa (vô thường),
không có cái ǵ trường tồn, bất biến, tồn tại
độc lập bên trong sự vật (vô ngă), tức là mọi
hiện tượng đều do có nhân duyên ḥa hợp mà
thành, dựa vào nhau mà có chứ bản thân chúng th́ trống
rỗng, thành rồi lại diệt, có rồi lại mất,
hợp rồi lại tan, trong một ṿng luân hồi (duyên
khởi hay thập nhị nhân duyên). Cuộc đời v́ vậy
chỉ như một giấc mộng thoảng qua. Được
mất trong phút chốc. Sinh diệt trong giây lát. Vinh hoa, phú
quư cũng chỉ là phù vân, ảo ảnh. Đến lúc nào
không ai biết, đi lúc nào không ai hay. V́ vậy đặc
tính của đời là "khổ". Con người ta
khổ v́ tham, sân, si - tức ham muốn, dục vọng, u
mê. Con người ta khổ v́ "vô minh", v́ không hiểu
được tính vô thường, vô ngă, tính không của thế
giới nên cứ mong muốn tất cả đều bất
diệt, trường tồn, từ thế giới vậtc
hất cho đến thế giới tinh thần. Sắc-Không-Không-Sắc,
Sắc cũng là Không cả mà thôi. Ư nói thân xác ta, và sáu giác
quan cũng đều là không cả. Yêu đương, ham
muốn cũng là phù du, ảo ảnh cả thôi. Con người
ta khổ v́ không hiểu biết về quy luật nhân quả,
vay nghiệp nên phải trả nghiệp, tạo nghiệp
nên phải hứng chịu hậu quả của nghiệp.
Mở đầu tiểu thuyết, Tào Tuyết Cẩn
đă dựng lên câu chuyện "vay-trả nghiệp chướng"
của "bọn phong lưu đa t́nh". Mà trước
hết là câu chuyện của Thần Anh và cây cam lộ (??
- lâu ngày ko nhớ chính xác). Thần Anh ngày ngày múc nước
sông tưới cho cây khỏi chết héo. Cái cây-chính là linh hồn
của một người con gái - sau đă xin nguyện
"lấy hết nước mắt của đời ta
ra để trả ơn tưới tắm" cho vị
cứu tinh. Nàng tiên Ảo cảnh (chúng ta chú ư đến từ
"ảo" và liên tưởng với "tính không")
đă tra sổ ân oán và cho chúng xuống trần để
trả nợ cho nhau. Thần Anh về sau đầu thai
vào họ Giả chính là Giả Bảo Ngọc. Cây cam lộ
hóa ra người con gái đẹp đầu thai vào nhà họ
Lâm, chính là Lâm Đại Ngọc. Cùng xuống trần gian
c̣n có một "bọn phong lưu đa t́nh" "sẵn
nợ gió trăng" khác nữa, chính là những người
con gái trong nhà họ Giả và thân hữu mà vận mệnh
mỗi người được ấn định trước
tùy theo những nghiệp chướng họ đă tạo
ra trong tiền kiếp (đọc những bài thơ
đóan vận mệnh các cô trong sổ nàng tiên Ảo cảnh).
Những chi tiết nói trên chính là ảnh hưởng của
thuyết duyên khởi của nhà Phật. Chúng ta nhớ nhân
vật Giả Mẫu đă từng thốt lên: "Không phải
oan gia không họp mặt". Nội câu thành ngữ này cũng
đă phản ánh 1 phần thuyết duyên khởi của nhà
Phật như nói trên rồi.
Vấn đề duyên nợ cũng được nhắc
đi nhắc lại thông qua nhưng chi tiết như viên
ngọc của Giả Bảo Ngọc, khóa vàng của Tiết
Bảo Thoa, sự mất tích rồi lại trở về
của viên "bảo ngọc" cùng với sự xuất
hiện của nhà sư điên. Hay mối quan hệ giữa
Hy Phượng và Già Lưu - sau là vị cứu tinh cho Xảo
Thư - con gái Hy Phượng trong hoạn nạn. Hay như
chính số phận của Hy Phượng cũng là một
ví dụ sinh động cho sự vay-trả. Tào Tuyết Cẩn
viết thế này về Hy Phượng:
"Việc đời tính rất thông minh
C̣n ḿnh, ḿnh tính việc ḿnh chẳng ra" (??? lâu không nhớ
chính xác)
Càng thông minh lắm, mưu mô lắm, th́ càng oan trái nhiều.
Bằng sự thông minh, mưu mô của ḿnh chị ta đă
gây ra đau khổ cho bao thân phận khác, và chị ta cuối
cùng cũng chết v́ những "ân oán". Hy Phượng
xét cho cùng, cũng đáng thương. Chị ta cũng v́
"vô minh" mà tạo ra nghiệp chướng cho ḿnh. Nhưng
cũng c̣n may thay, một cái ân nhỏ mà chị ta gia ơn
cho Già Lưu không ngờ cuối cùng lại cứu được
con gái ḿnh ra khỏi hoạn nạn (chi tiết Già Lưu
cùng B́nh Nhi đem Xảo Thư đi trốn khỏi người
cậu vô lương).
C̣n triết lư về tính không, Sắc Sắc-Không Không, Sắc
cũng là Không th́ sao? Hẳn bạn c̣n nhớ chi tiết Giả
Bảo Ngọc nằm mơ đến tiên cơi Ảo cảnh,
và đọc được số phận của đám
chị em trong nhà. Họ Giả có hỏi một câu: "V́
sao đám chị em nhà tôi, ai cũng mặt hoa da phấn,
tính t́nh uyển chuyển, đáng yêu mà đều phải
chịu số phận bi thương thế?". Nàng tiên
có trả lời rằng "v́ đám chị em nhà anh đều
mắc phải chữ dâm". Chữ "dâm" theo nàng
tiên ảo cảnh ở đây nghĩa là "t́nh". Phàm
đă là người hiểu biết th́ không nên mắc vào chữ
t́nh (liên hệ đến "vô minh" và tính khổ của
nhà Phật) để lụy đến thân. Bởi:
"Trời t́nh, bể t́nh đều ảo cả"
Đều là phù du cả. Thoắt đến thoắt
đi, thoắt hợp thoắt tan. Ái t́nh cũng là một
thứ nghiệp chướng, khiến con người ta
phải lụy phiền, mà rồi cũng có trường tồn
và bất biến đâu?! Sắc cũng là Không là ở chỗ
đó đấy.
Rồi những câu thơ của Giả Bảo Ngọc cũng
phản ánh rất rơ tư tưởng này:
"Giả bảo rằng chân, chân cũng giả
Không làm ra có, có ra không"
Những ǵ ta nh́n thấy, cảm thấy (xúc) cũng chỉ
là một ảo ảnh, cũng là "giả". Từ
chỗ "có" đến chỗ "không" chỉ
trong giây phút bởi ... tất cả đều vốn là
"không". (Hơi trừu tượng đúng không bạn?)
Sự hưng thịnh rồi suy tàn, diệt vong của nhà
họ Giả và thân hữu cũng là một ví dụ cho
tính vô thường và tính không trong triết lư nhà Phật.
Đoạn kết mà bạn bảo có hậu cũng chỉ
là một mắt xích trong một chuỗi những nghiệp
mới hay nhân-quả tiếp theo của ṿng luân hồi mà
thôi. Tôi không nghĩ viết một kết cục có hậu
là ư chính của tác giả ở đây.
Và không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại dùng h́nh ảnh
cơi vô cùng - cái cơi mà Giả Bảo Ngọc đă ngộ ra và
đi theo, từ giă bể khổ luân hồi ở hồi
kết. Câu hát của nhà sư:
Ta đến từ cơi hư vô
Lại trở về cơi hư vô
(?? tôi không nhớ chính xác ngôn từ nhưng ư là vậy) cũng
đă phản ánh cái triết lư về "tính không" này rồi
đó.
Khép lại cuốn tiểu thuyết, Tào Tuyết Cẩn có
nói "đây chỉ là một chuyện bịa cho vui"
- v́ tất cả đều là giả - lại một lần
nữa, nhà văn lại đề cập đến tính Sắc-Sắc-Không-Không
mà tôi vừa toát mồ hôi tŕnh bày .
Hết
Auckland Dec 25, 2002
(Ghi chú: tất cả các câu trích trong ngoặc kép là ư của
Tào Tuyết Cẩn nhưng do tôi đọc lâu ngày đă
quên nhiều + không có sách trong tay nên có thể không được
chính xác từng câu từng chữ)