Thử nh́n nhận ngôn từ tiếng Việt dưới góc độ văn hoá

 

Nguyễn Thuỷ Minh

 

“Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi ḿnh, quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân t́nh”

(Lưu Quang Vũ)

 

Ngôn ngữ là cái hồn của một dân tộc. Nó như một tấm gương nhiệm mầu, phản chiếu cả chiều dài lịch sử và tầng sâu văn hoá của dân tộc ấy. Thử nh́n vào tiếng Việt, chúng ta dễ dàng nhận thấy những dấu ấn c̣n ghi đậm của một nền văn hoá lúa nước phương Nam.

 

Văn hoá Việt với nguồn gốc nông nghiệp và những đặc thù của nó như tính làng xă, trọng t́nh, trọng văn, trọng phụ nữ trong nguyên tắc tổ chức cộng đồng; linh hoạt, mềm dẻo, hài hoà trong cách thức tổ chức cộng đồng; tổng hợp biện chứng trong lối tư duy, đă được phản ánh rất rơ nét trong đặc điểm ngôn từ của tiếng Việt mà trước hết là hệ thống từ xưng hô (address terms). Có lẽ hiếm có ngôn ngữ nào trên thế giới có được một hệ thống từ xưng hô phức tạp và phong phú, thể hiện tính cộng đồng rơ nét như tiếng Việt của chúng ta. Tính cộng đồng – làng xă, trọng t́nh cảm ấy được thể hiện rất rơ ở số lượng đông đảo các danh từ thân tộc (kinship terms) dùng làm từ xưng hô như anh, chị, em, cô, d́ (phương ngữ Nam Bộ), chú, bác, ông, bà, cụ, vv, không có sự phân biệt giữa những người trong tộc với những người ngoài tộc. Tính cộng đồng được đề cao th́ tính cá thể tất sẽ mờ nhạt, và quả thật, nó mờ nhạt đến cái mức chúng ta hầu như không có cái “tôi” chung chung trong xưng hô. Thử nh́n sang các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, Anh, Pháp, vv, họ đều có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trung tính và đây cũng là đại từ nhân xưng ngôi I duy nhất (Nga: Ia, Anh: I, Pháp: Je). Ngay cả tiếng Trung Quốc - thứ ngôn ngữ mà chúng ta đă vay mượn và chịu ảnh hưởng khá sâu sắc trong một ngàn năm Bắc thuộc – cũng có ngôi thứ nhất trung tính Wo. C̣n tiếng Việt của chúng ta th́ cái “tôi” ấy biến đổi linh hoạt dưới các phiên bản khác nhau trong các t́nh huống giao tiếp khác nhau, nó không trung tính một chút nào: cùng một người nói nhưng khi th́ xưng “tôi”, khi th́ xưng “tớ”, khi th́ “tao”, khi th́ “ḿnh”, và phần lớn các trường hợp giao tiếp là xưng hô theo quan hệ ngầm giả định với người nghe.

 

Đặc điểm trọng t́nh cảm c̣n được nhận thấy qua tính biểu cảm rất cao của tiếng Việt. Tiếng Việt rất giàu những từ chỉ các sắc thái t́nh cảm. Cùng là chỉ “sự nhớ”, nhưng so với tiếng Anh, tiếng Nga, vv, chúng ta có nhiều động từ hơn nhiều: nhớ, nhớ mong, nhớ thương, nhớ nhung, tương tư, hoài tưởng, tưởng nhớ, gợi nhớ, vv. Hay các trạng từ đi với chúng cũng thế: nhớ cồn cào, nhớ tha thiết, nhớ da diết, nhớ cháy ḷng, nhớ se sắt, nhớ thắt ḷng, nhớ cuộn ḷng, vv. Chúng ta cũng có một kho tàng đồ sộ các từ láy mang sắc thái biểu cảm như cuồn cuộn, ẽo ợt, lơ thơ, loi thoi, phảng phất, bồi hồi, dập d́u, đùng đùng, vv mà không phải ngôn ngữ nào cũng có được. Hay xét về b́nh diện ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng một số lượng không nhỏ các t́nh thái từ để tăng mức độ biểu cảm của câu văn như a, ư, nhỉ, nhé, chăng, sao, cơ, kia, hả, hử, vv. Đặc điểm trọng phụ nữ của văn hoá gốc nông nghiệp cũng ảnh hưởng khá sâu sắc đến từ vựng tiếng Việt. Trong ngôn ngữ của chúng ta, những ǵ to lớn, quan trọng hầu như thường được ghép thêm với từ “cái” vốn mang nghĩa là “mẹ”: sông cái, đũa cái, cột cái, ngón tay cái, máy cái, trống cái, vv. Ngoài ra, từ “cái” c̣n là một trong những loại từ (tức những từ bị hư hoá về mặt ư nghĩa, có chức năng xác định sự vật do danh từ biểu thị, tiếng Anh: classificator hay classifier) được dùng phổ biến nhất và có lẽ trung hoà nhất cho danh từ trong tiếng Việt, từ danh từ động vật: “cái c̣, cái vạc, cái nông”, “cái tôm, cái tép” (ca dao), đến danh từ bất động vật: cái bàn, cái ghế, cái áo, cái cầu, từ danh từ cụ thể (ví dụ vừa nêu) đến danh từ trừu tượng: cái chân, cái thiện, cái mỹ, cái “tôi” cá nhân, cái được, cái mất, vv. Đây là một đặc trưng rất thú vị của tiếng Việt, khiến cho nó khác biệt hắn với phần lớn các ngôn ngữ khác.

 

Tính linh hoạt, mềm dẻo, của người Việt c̣n được thể hiện ở sự tồn tại của vô số các cặp từ song song mang nghĩa hoàn toàn giống nhau như bồ hóng - mồ hóng, bồ côi – mồ côi, ghé mắt – nghé mắt, ghiền - nghiền, suy gẫm – suy ngẫm, nhầm - lầm, nhanh – lanh, dứt - đứt, bă bọt mép – vă bọt mép, béo cằm – véo cằm, ăn bận – ăn vận, vv. Đặc điểm này c̣n được thể hiện ở sự chuyển từ loại tương đối dễ dàng trong tiếng Việt: một từ vừa có thể dùng như động từ lại vừa có thể dùng như danh từ: cưa, báo cáo, thảo luận, vv hay vừa là động từ vừa là thán từ như chết, vừa là tính từ vừa là thán từ như khổ, vv, khiến cho một số nhà ngôn ngữ học đă đi đến một nhận xét hơi cực đoan là tiếng Việt không có từ loại nhất định. Tiếng Việt c̣n linh hoạt và uyển chuyển đến mức ta thấy phần lớn các động từ vừa có thể làm nội động từ (không đ̣i hỏi bổ ngữ trực tiếp) vừa có thể làm ngoại động từ (đ̣i hỏi bổ ngữ trực tiếp): yêu (anh ta yêu rồi/ anh ta yêu tôi), học (tôi học ở Niu Dilân/ tôi học xă hội), làm (tôi làm cho công ty nước ngoài/ tôi làm toán), ăn (tôi đang ăn/ tôi đang ăn táo), mặc (mặc quần áo/ mặc diện) vv. Trong khi đó, nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ khác, chúng ta sẽ thấy trong những trường hợp tương đương họ phân biệt nội động từ với ngoại động từ rất rơ ràng hoặc phải dùng cấu trúc khác để diễn đạt nghĩa trên (Ví dụ trong tiếng Anh có sự phân biệt giữa dress/ wear, work/ do & make, he’s in love/ he loves me, vv). Thứ ngữ pháp ngữ nghĩa (đối lập với ngữ pháp h́nh thức) độc đáo của tiếng Việt cũng mang đậm nét linh hoạt, mềm dẻo, hài hoà cân đối này và phản chiếu rơ nét tư duy tổng hợp biện chứng được ăn sâu bắt rễ từ một nền văn hoá gốc nông nghiệp phương Nam. Ngôn ngữ của chúng ta chứa đựng phần lớn các cấu trúc nhịp nhàng cân đối như chó treo/ mèo đậy, có kiêng/ có lành, tre già/ măng mọc, đất lành/ chim đậu, mềm nắn/ rắn buông, tay làm/ hàm nhai, tay quai/ miêng trễ, trèo cao/ ngă đau, ăn xem nồi/ ngồi xem hướng, chọn bạn mà chơi/ chọn nơi mà ở, biết th́ thưa thốt/ không biết th́ dựa cột mà nghe vv. Ngoài ra, tính tổng hợp và linh hoạt đă khiến các cấu trúc tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát cao đến độ chúng không cần đến thời, thể, ngôi mà vẫn đúng ngữ pháp và phàm đă là người Việt th́ ai cũng hiểu được như chó treo mèo đậy, trên thuận dưới hoà, trong ấm ngoài êm, gần mực th́ đen gần đèn th́ rạng, (không ngôi), ngày xưa hắn thích tôi, mai tôi về nước (không thời). Hay không cần viện đến định ngữ vẫn thể hiện được sở hữu cách như anh mở to mắt (tất nhiên là mắt của anh) ra mà nh́n, tôi vừa gội đầu (tất nhiên là đầu của tôi) xong, vv, trong khi đó tiếng Anh buộc phải sử dụng tính từ sở hữu: Keep your eyes wide open, I’ve just washed my hair).

 

Một đặc trưng nữa không thể không nhắc đến của tiếng Việt đó là các từ có liên quan đến sông nước rất thông dụng trong từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ này. Có thể nói dấu ấn của sông nước - một trong những hằng số tạo nên nét độc đáo cho nền văn hoá lúa nước của người Việt đă được khắc hoạ rất rơ nét trong ngôn từ tiếng Việt nói chung và kho tàng ca dao, tục ngữ, quán ngữ và thành ngữ nói riêng. Thử nh́n vào tiếng Việt từ xưa đến nay, chúng ta thấy “sông nước” được nhắc đến rất nhiều lần, ở những phiên bản khác nhau của từ này, được sử dụng trong rất nhiều văn cảnh khác nhau với những nội hàm khác nhau. “Sông nước” gắn liền với con người Việt Nam từ lúc sinh ra cho tới lúc ra đi khỏi cơi đời, vậy nên cũng dễ hiểu tại sao từ này lại được sử dụng để nói về số phận con người. Thân phận người con gái “thân em như hạt mưa sa” được ví với “mười hai bến nước”. Ngay cả hai động từ “ch́m nổi”, “lênh đênh” mà ta sử dụng để nói về sự “lên ghềnh xuống thác” của cuộc đời cũng bắt nguồn từ một tư duy được nuôi dưỡng trong nền văn hoá sông nước:

“Thân em trắng, phận em tṛn

Bảy nổi ba ch́m với nước non” (Hồ Xuân Hương).

An ủi nhau khi gặp đau thương, người ta bảo: “sông có khúc, người có lúc”. Sợ cái hiểm sâu của ḷng người, ta nói:

Sông sâu c̣n có kẻ ḍ

Ḷng người ai biết ai đo cho lường”.

Tiễn một cuộc đời đă khép lại, ta nói “về nơi chín suối”, “dưới suối vàng”, vv.

Trong ca dao, h́nh ảnh “con thuyền- bến nước” được sử dụng như một biểu tượng của t́nh yêu đôi lứa:

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến th́ một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Hay những từ “thuyền”, “đ̣” được sử dụng rộng răi để chỉ việc kết hôn:

“Ván đă đóng thuyền

“Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai”

(Truyện Kiều)

“Ngày mai người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa” (bài hát “Lá đổ muôn chiều” của Đoàn Chuẩn)

Nói về cảnh đơn côi độc chiếc của người con gái, ca dao có câu: “Thuyền không lái như gái không chồng”. Tiễn người yêu đi lấy chồng, chàng trai ngậm ngùi bảo “con sáo sang sông”. Duyên phận nhỡ nhàng th́ được ví với một lần “nhỡ đ̣”, hay “đắm đ̣”. Rồi c̣n rất nhiều những “bến đợi”, “bến cũ”, “sang ngang”, vv mà ta c̣n t́m thấy được trong cách nói năng của người Việt ngày nay trong những hoàn cảnh tương tự.

 

Vậy đó, ngôn ngữ chính là một bộ phận của văn hoá, văn hoá được truyền tải, lưu trữ và bảo tồn thông qua ngôn ngữ, - một mối tương quan chặt chẽ, không thể tách rời. Nền văn hoá lúa nước sông Hồng đă làm nên cái độc đáo của ngôn ngữ Việt. Và trong cái ḍng chảy lấp lánh xuyên suốt theo chiều dài lịch sử ấy của văn hoá Việt, tiếng Việt – linh hồn của ṇi giống Hồng Bàng chẳng bao giờ ngưng toả sáng.

 

Auckland 28.11.2001

 

(Bài viết có sử dụng thông tin từ một số tư liệu dưới đây:

 

1.      Cao Xuân Hạo, 2001. Linh hồn tiếng Việt. Văn nghệ Tết.

2.      Diệu Tần. Ngôn ngữ và văn hoá. Bài viết. [Nguồn điện tử] Địa chỉ truy cập: www.dactrung.com

3.      Nguyễn Tâm. Những cặp từ song song tồn tại. Giữ  ǵn sự  trong sáng của  tiếng Việt. [Nguồn điện tử] Địa chỉ truy cập: www.nhandan.org.vn

4.      Nguyễn Như Ư, 1996. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Hà Nội: NXB Giáo dục

5.      Trần Ngọc Thêm, 1995. Cơ sở văn hoá Việt Nam. TP Hồ Chí Minh: Trường ĐH Tổng hợp TP HCM

6.      Trần Ngọc Thêm, 2001. T́m về bản sắc văn hoá Việt Nam. TP Hồ Chí Minh: NXB TP Hồ Chí Minh)